- Cho cô xin.
Mình nhìn cô chỉ mỉm cười rồi quay lại trạm dừng xe buýt.
Đó là một thanh âm cuộc sống mà tôi đã bỏ lỡ vì thói quen đeo headphone thu mình vào những bài nhạc bé xíu. Vậy mà hôm qua, tôi đã chọn việc đứng dừng trạm xe để đợi một tuyến buýt, biết là sẽ lâu nữa mới được đặt chân lên. Nhưng cái cảm giác đứng đợi dù có mệt ngoài cũng không cản tôi đón nhận cuộc sống xung quanh mình.
Hơn một tháng làm ở chỗ mới, tôi quen với việc đứng trạm Trần Quý đợi xe buýt. Đó là một khu người Hoa sinh sống và buôn bán nhiều mặt hàng điện da dụng, quán ăn. Lâu dần, những hình ảnh ấy trở nên quen thuộc. Thân thương nhất có lẽ là cụ già bán xôi ở gần đấy. Tôi khá thích ăn xôi cụ nấu, nên sáng nào cũng ghé lại mua một hộp và trò chuyện đôi câu với cụ về mấy điều xôi còn nhiều hay ít. Cụ cũng là một người hoa, trạc 60 tuổi.
Ở khu nào cũng vậy, luôn có những con người phải gồng gánh mưu sinh. Như ba má cũng vất vả ở nhà, mình thường hay nghĩ về như một sự biết ơn. Có những sáng ngồi trên xe buýt đi làm, khi ấy vừa mới ra trường, mình đón chiếc xe 53 từ Thủ Đức qua Bình Thạnh, khi những tia nắng lọt qua ô kính đậu lên gương mặt mình, tôi khẽ mỉm cười và tự dưng... muốn nói cám ơn ba má đã nuôi dạy mình đến từng này để có thể đủ sức mà bay đi đến các phương trời xa lạ. Và những buổi sáng ngồi lên xe buýt sớm, trong lòng mình hân hoan một niềm vui khó tả. Chắc nhiều người khó hiểu niềm vui ấy là gì, vốn dĩ với một người cần nhiều không gian để suy ngẫm, mình thích cảm giác ngồi trên ô cửa xe buýt và nhìn ngắm cuộc sống, thanh âm ấy bên ngoài.
Đó là hình ảnh những đứa trẻ đang ngủ gật trên chiếc xe máy và ba mẹ chúng buộc cho một cái dây đai vào bụng giữ bé cho chắc chắn. Cũng có nhiều lúc bức xúc "bé trai được ngồi trước, bé gái ngồi sau, dù hai anh chị em cũng xêm nhau...." Mình đâm ra "giận" cái người sắp xếp ngồi như vậy. Hay là những chiếc xe đạp chở đầy những loại bánh kẹo, làm mình nhớ những chiếc xe chở hoa đi bán ở Hà Nội mà mình đã nhìn thấy trên mạng. Dù kẹt đường nhưng vẫn cố giữ cho chị một khoảng cách nhất định để bánh không bị vỡ. Hay là những thanh niên quyết định dừng xe lại mặc dầu có thể sẽ trễ giờ làm để phụ một ông cụ đẩy xe rau lên dốc đường cao. Sài Gòn dễ thương thật!
Xe buýt mình đi là số 8, ở đây có các bạn sinh viên Sư phạm kỹ thuật và các bé học cấp 2, cấp 3 hay đi là chủ yếu. Với mình, hình ảnh áo sơ mi đồng phục đóng thùng, những tà áo dài gấp lại, những bài vở đọc vội trên tuyến xe buýt ngắn ngủi,... làm mình thấy nhớ mình ngày trước. Đã từng là một cô bé cấp 3 được mặc áo dài đi học, mà ngày đó mình đi xe máy đi học chứ không có đi xe buýt như bây giờ. Nhưng gương mặt hồn nhiên vô tư của các em làm mình thấy thêm yêu cuộc sống này.
Dẫu mỗi ngày trải qua hơn 4 giờ đồng hồ ngồi xe buýt, nhưng hiện tại mình thấy vui. Đấy là niềm vui "kỳ lạ" với mình. Khi nào mình thấy không còn vui nữa, không yêu ngôi làng và căn trọ đang ở nữa, mình sẽ chuyển đến nơi phù hợp hơn. Cám ơn vì bên Quyên, có người sẵn sàng ngồi xuống lắng nghe và lo lắng những chuyện bé xíu như thế.
Thời gian qua, mình thật sự không ổn nhưng cố tỏ ra là mình rất ổn. Những lúc lay hoay dò đường và tự mình phải biết dừng trạm nào, đi đến đâu,... là lúc mình biết mình nên làm quen với ứng dụng Grab. Và mình trở về căn trọ, mở điện thoại cũng không còn những dòng tin nhắn: Em về chưa, em đang làm gì, hôm nay có đi trễ không,... Cũng không còn những nhõng nhẽo con gái, vì mình gói mọi thứ vào im lặng của một ánh mắt vô tâm không gợn nghĩ.
Cũng có lục gục đầu nhận ra mình đã xa nhau rồi đấy sao? Nhưng mà, biết đâu sự xa nhau lúc này sẽ tốt cho cả hai. Chúng ta còn quá trẻ để có thể nói được điều gì. Nhưng hãy cứ sống và đi đến những nơi chân trời mới lạ, để tìm lại mình đã đánh mất. Và có khi, mình lại tìm được thấy nhau một lần nữa...
Mong anh luôn sống tốt. Em cũng vậy!
Saigon 06.11.2019
/goccuaquyen
Quyen
Mình nhìn cô chỉ mỉm cười rồi quay lại trạm dừng xe buýt.
Đó là một thanh âm cuộc sống mà tôi đã bỏ lỡ vì thói quen đeo headphone thu mình vào những bài nhạc bé xíu. Vậy mà hôm qua, tôi đã chọn việc đứng dừng trạm xe để đợi một tuyến buýt, biết là sẽ lâu nữa mới được đặt chân lên. Nhưng cái cảm giác đứng đợi dù có mệt ngoài cũng không cản tôi đón nhận cuộc sống xung quanh mình.
Hơn một tháng làm ở chỗ mới, tôi quen với việc đứng trạm Trần Quý đợi xe buýt. Đó là một khu người Hoa sinh sống và buôn bán nhiều mặt hàng điện da dụng, quán ăn. Lâu dần, những hình ảnh ấy trở nên quen thuộc. Thân thương nhất có lẽ là cụ già bán xôi ở gần đấy. Tôi khá thích ăn xôi cụ nấu, nên sáng nào cũng ghé lại mua một hộp và trò chuyện đôi câu với cụ về mấy điều xôi còn nhiều hay ít. Cụ cũng là một người hoa, trạc 60 tuổi.
Ở khu nào cũng vậy, luôn có những con người phải gồng gánh mưu sinh. Như ba má cũng vất vả ở nhà, mình thường hay nghĩ về như một sự biết ơn. Có những sáng ngồi trên xe buýt đi làm, khi ấy vừa mới ra trường, mình đón chiếc xe 53 từ Thủ Đức qua Bình Thạnh, khi những tia nắng lọt qua ô kính đậu lên gương mặt mình, tôi khẽ mỉm cười và tự dưng... muốn nói cám ơn ba má đã nuôi dạy mình đến từng này để có thể đủ sức mà bay đi đến các phương trời xa lạ. Và những buổi sáng ngồi lên xe buýt sớm, trong lòng mình hân hoan một niềm vui khó tả. Chắc nhiều người khó hiểu niềm vui ấy là gì, vốn dĩ với một người cần nhiều không gian để suy ngẫm, mình thích cảm giác ngồi trên ô cửa xe buýt và nhìn ngắm cuộc sống, thanh âm ấy bên ngoài.
Đó là hình ảnh những đứa trẻ đang ngủ gật trên chiếc xe máy và ba mẹ chúng buộc cho một cái dây đai vào bụng giữ bé cho chắc chắn. Cũng có nhiều lúc bức xúc "bé trai được ngồi trước, bé gái ngồi sau, dù hai anh chị em cũng xêm nhau...." Mình đâm ra "giận" cái người sắp xếp ngồi như vậy. Hay là những chiếc xe đạp chở đầy những loại bánh kẹo, làm mình nhớ những chiếc xe chở hoa đi bán ở Hà Nội mà mình đã nhìn thấy trên mạng. Dù kẹt đường nhưng vẫn cố giữ cho chị một khoảng cách nhất định để bánh không bị vỡ. Hay là những thanh niên quyết định dừng xe lại mặc dầu có thể sẽ trễ giờ làm để phụ một ông cụ đẩy xe rau lên dốc đường cao. Sài Gòn dễ thương thật!
Xe buýt mình đi là số 8, ở đây có các bạn sinh viên Sư phạm kỹ thuật và các bé học cấp 2, cấp 3 hay đi là chủ yếu. Với mình, hình ảnh áo sơ mi đồng phục đóng thùng, những tà áo dài gấp lại, những bài vở đọc vội trên tuyến xe buýt ngắn ngủi,... làm mình thấy nhớ mình ngày trước. Đã từng là một cô bé cấp 3 được mặc áo dài đi học, mà ngày đó mình đi xe máy đi học chứ không có đi xe buýt như bây giờ. Nhưng gương mặt hồn nhiên vô tư của các em làm mình thấy thêm yêu cuộc sống này.
Dẫu mỗi ngày trải qua hơn 4 giờ đồng hồ ngồi xe buýt, nhưng hiện tại mình thấy vui. Đấy là niềm vui "kỳ lạ" với mình. Khi nào mình thấy không còn vui nữa, không yêu ngôi làng và căn trọ đang ở nữa, mình sẽ chuyển đến nơi phù hợp hơn. Cám ơn vì bên Quyên, có người sẵn sàng ngồi xuống lắng nghe và lo lắng những chuyện bé xíu như thế.
Thời gian qua, mình thật sự không ổn nhưng cố tỏ ra là mình rất ổn. Những lúc lay hoay dò đường và tự mình phải biết dừng trạm nào, đi đến đâu,... là lúc mình biết mình nên làm quen với ứng dụng Grab. Và mình trở về căn trọ, mở điện thoại cũng không còn những dòng tin nhắn: Em về chưa, em đang làm gì, hôm nay có đi trễ không,... Cũng không còn những nhõng nhẽo con gái, vì mình gói mọi thứ vào im lặng của một ánh mắt vô tâm không gợn nghĩ.
Cũng có lục gục đầu nhận ra mình đã xa nhau rồi đấy sao? Nhưng mà, biết đâu sự xa nhau lúc này sẽ tốt cho cả hai. Chúng ta còn quá trẻ để có thể nói được điều gì. Nhưng hãy cứ sống và đi đến những nơi chân trời mới lạ, để tìm lại mình đã đánh mất. Và có khi, mình lại tìm được thấy nhau một lần nữa...
Mong anh luôn sống tốt. Em cũng vậy!
Saigon 06.11.2019
/goccuaquyen
Quyen
0 Comentarios